Tổng quan về Cosmos (ATOM) – Dự án ra mắt sau 5 năm triển khai

Tổng quan về Cosmos (ATOM) – Dự án ra mắt sau 5 năm triển khai

COSMOS là gì?

COSMOS về cơ bản là một hệ sinh thái của blockchain có khả năng mở rộng và có thể tương tác với nhau. Trước khi có COSMOS, các blockchain thường bị cô lập và không thể giao tiếp với nhau, ngoài ra chúng rất khó xây dựng và chỉ có thể xử lý một lượng nhỏ giao dịch mỗi giây.

COSMOS được tạo ra nhằm giải quyết những vấn đề này với một tầm nhìn công nghệ mới. Nói theo thuật ngữ khoa học, COSMOS là một mạng lưới phi tập trung của các blockchain song song độc lập, mỗi mạng được cung cấp bởi các thuật toán đồng thuận BFT như sự đồng thuận của Tendermint .

COSMOS giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng mọi thứ trên blockchain bằng cách phá vỡ các rào cản giữa các blockchain, đồng thời cho phép họ giao dịch với nhau. Mục tiêu cuối cùng của COSMOS là tạo ra một Internet của Blockchain, một mạng lưới các blockchain có thể liên kết với nhau theo cách phi tập trung. Khi các liên kết này được hoàn thành, các token có thể được chuyển nhanh chóng và an toàn từ vùng này sang vùng khác một cách liền mạch.

COSMOS giải quyết vấn đề gì ?

Liên kết và tương tác

COSMOS có thể tương tác với nhiều ứng dụng và tiền điện tử khác, nhiều blockchain khác không thể làm tốt điều này. Bằng cách tạo một mạng mới, bạn có thể thiết lập bất kỳ hệ thống blockchain nào vào trung tâm COSMOS và chuyển token qua lại giữa các khu vực đó mà không cần đến trung gian.

Khả năng mở rộng

Mở rộng quy mô là một vấn đề phổ biến đối với các blockchain hiện nay. Chẳng hạn như, cả EthereumBitcoin đều chỉ hỗ trợ một phần nhỏ các giao dịch hàng ngày trên các mạng thanh toán như Visa hoặc Mastercard. Ngược lại, các khu vực cho phép COSMOS mở rộng quy mô vô thời hạn.

Hãy tưởng tượng rằng, nếu tốc độ giao dịch của bạn chậm lại trong một khu vực vì có quá nhiều người đang sử dụng nó, bạn chỉ cần thêm một khu vực khác vào trung tâm và chuyển một nửa người dùng qua khu vực đó, điều này sẽ tăng gấp đôi tốc độ giao dịch của bạn.

Vấn đề về nâng cấp

Một vấn đề khác mà các blockchain gặp phải là làm thế nào để xử lý các nâng cấp khi các phiên bản mới ra mắt. Việc yêu cầu tất cả các trình xác nhận (như ‘thợ mỏ’ trong trường hợp của Bitcoin) nâng cấp lên phiên bản mới của blockchain là điều khó khăn và có thể dẫn đến các chia tách (hardfork).

Đây chính xác là những gì đã xảy ra khi Ethereum bị chia tách với ETH và ETC do các vấn đề chính trị / quản trị xung quanh vụ hack DAO. Với COSMOS, nâng cấp không phải là vấn đề, bạn chỉ cần cắm một khu vực mới vào trung tâm vũ trụ và mời người dùng chuyển tiền của họ sang khu vực đó một cách thoải mái. Đó là cách mà COSMOS cung cấp một giải pháp tối ưu để liên kết chúng lại với nhau.

Đồng tiền ảo ATOM

ATOM là đồng token cơ sở của COSMOS Network. Người dùng có thể sử dụng ATOM để staking, để trả phí gas, phí giao dịch trên network.

Validator (hay người xác nhận block) sẽ nhận thưởng bằng ATOM khi họ duy trì mạng lưới hoạt động.

Vai trò của ATOM token tương tự như vai trò của đồng Ether trên mạng lưới Ethereum 2.0 (khi Ethereum chuyển sang Proof-of-Stake).

ATOM chủ yếu được sử dụng làm coin gốc trong COSMOS Hub. COSMOS Hub chính là “trái tim” của hệ sinh thái COSMOS, kết nối các blockchain lại với nhau.

Vai trò này làm cho ATOM có giá trị, khi hệ sinh thái COSMOS ngày càng mở rộng mạng lưới của mình.

Thông tin cơ bản về đồng ATOM Coin

  • Ticker: ATOM
  • Blockchain: Cosmos Hub
  • Token Type: Utility Token
  • Avg. Block time: 6.7s
  • Total Supply: 237,928,231 ATOM
  • Circulating Supply: 190,688,439 ATOM

Giá của đồng Atom

Hiện tại, ở thời điểm viết bài, giá 1 Atom = $4.75 USD = 0.00045717 BTC và có tổng vốn hóa thị trường lên tới $966,359,248 USD. Waves đang được nhiều chuyên gia đánh giá là một trong những Altcoin có triển vọng chạy đua với Bitcoin, Ethereum, Ripple, Litecoin hay NemCoin. Ngoài ra bạn có thể xem tỷ giá Atom được chúng tôi cập nhật hàng ngày theo thời gian thực.

ATOM Token được dùng để làm gì?

Dùng ATOM Token để trả phí giao dịch trong mạng lưới Cosmos Hub.

  • Các Validators stake ATOM Token để xử lý các giao dịch trong hệ thống.
  • Các Delegators stake ATOM Token vào các Validators mình chọn. Hiện tại đang có 100 Validators trong hệ thống của Cosmos Hub Blockchain.
  • ATOM Token được dùng để trả thưởng cho các Vidators khi xử lý giao dịch.
  • 1 phần phí thu được từ các giao dịch sẽ trả thưởng cho các Delegators tương ứng khi vote cho các Validators.

Dùng ATOM Token để vote cho các đề xuất tương lai của Cosmos.

  • 2% nguồn thu từ Transaction Fees sẽ được đưa vào Treasury. 
  • Khoản quỹ này có thể được chia cho các dự án mới tiềm năng (các dự án này cũng phải hodl ATOM Token để có quyền nhận).

Có nên đầu tư vào đồng Atom?

Trong thị trường đầy biến động hiện nay, việc quyết định chính xác nên đầu tư vào một đồng coin, token nào là rất khó. Vì vậy chúng ta chỉ có thể dựa vào một số điểm chính để tham khảo sau đó đưa ra nhận định và quyết định đầu tư:

Đội ngũ phát triển của dự án Cosmos

  • Jae Kwon: Ông là CEO và người sáng lập Tendermint. Ông cũng từng là đồng sáng lập của “I done this” – một ứng dụng năng suất cho các đội nhóm. Ông cũng đã có nhiều đóng góp cho các dự án như Scramble.io, Flywheel networks, và Yelp.
  • Ethan Buchman: CTO và đồng sáng lập, có bằng Thạc sĩ của Đại học Guelph và hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc như một nhà khoa học nghiên cứu. Công việc đầu tiên của ông trong không gian blockchain là với Eris Industries vào năm 2014.
  • Peng Zhong: Người đứng đầu bộ phận thiết kế, có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc như một nhà phát triển JavaScript cho Nylira, một công ty phát triển web.

Ngoài ra, dự án Cosmos hiện cũng đang được chống lưng bởi một số ông lớn như quỹ đầu tư Paradigm và Bain Capital. Tổ chức Interchain Foundation của Thuỵ Sĩ cũng được cho là đã hợp tác phát triển cùng dự án này.

Hệ sinh thái COSMOS

COSMOS khá thuận lợi trong việc thu hút các đối tác vào hệ sinh thái của họ. Có một số lượng lớn các dự án đã phát triển dựa trên công nghệ COSMOS và trở thành một phần của mạng. Một số có thể điểm danh qua bao gồm:

  • Binance Chain là nền tảng được xây dựng trên hệ sinh thái COSMOS.
  • Một số công ty phát hành stablecoin ở châu Âu. Các stablecoin của họ được hỗ trợ bởi tiền pháp định và độc đáo ở chỗ họ chịu lãi và được bảo vệ bởi một quỹ mất khả năng thanh toán.
  • IOV đang tạo một giao thức giữa các blockchain và ví để có thể gửi và nhận bất kỳ loại tiền điện tử nào từ một địa chỉ giá trị duy nhất.
  • IRISnet là một blockchain BPoS được xây dựng bằng SDK COSMOS và sẽ cho phép khả năng tương tác giữa các blockchain để tạo nền tảng cho thế hệ ứng dụng kinh doanh phân tán tiếp theo.
  • Kava đang hợp tác với mạng COSMOS để cung cấp ví, trao đổi và blockchain với tính thanh khoản và khả năng tương tác của công nghệ Interledger.
  • Loom Network bắt đầu trên blockchain Ethereum và sau đó chuyển sang COSMOS để tận dụng công nghệ Tendermint trong việc phát triển các trò chơi có khả năng mở rộng cao và các ứng dụng dApp hướng tới người dùng.
  • Playlist là một trong các dự án khác nhằm mục đích token hóa ngành công nghiệp âm nhạc
  • Sentinel Network tạo ra một mạng ngang hàng thực sự phi tập trung,
  • Lino tạo ra một nền kinh tế nội dung tự trị phi tập trung
  • TruStory xây dựng một mạng xã hội để xác định khi nào thông tin là đúng hay không
  • Terra ra mắt một stablecoin với mục tiêu áp dụng rộng rãi.

Đánh giá dự án COSMOS

Ưu điểm

  • Mục tiêu cuối cùng của dự án là tạo ra một kỷ nguyên mới: Internet-of-Blockchain. Đây là mục tiêu rất lý tưởng, nếu thành công sẽ là bước đột phá mới trong lĩnh vực crypto.
  • Hệ sinh thái tập trung vào COSMOS Hub và sử dụng công nghệ Tendermint kết hợp với thuật toán đồng thuận PoS giúp mô hình hoạt động của COSMOS khả thi và có nhiều tiềm năng để phát triển.
  • ATOM là đồng coin stake được đánh giá rất cao. Staking ATOM hiện được chấm 90.75% trên https://stakingrewards.com/. Nhờ vào những chỉ số staking ổn định, nhà đầu tư có được thu nhập thụ động tốt từ việc stake ATOM.

Nhược điểm

  • Dự án COSMOS có những mục tiêu phức tạp, khó thực hiện.
  • Một số đối thủ cạnh tranh Blockchain 3.0 của COSMOS có thể kể đến như Ethereum, EOS,…
  • Roadmap của COSMOS không ghi rõ cụ thể thời gian nào sẽ phát triển đến đâu. Nhất là khi so sánh với một roadmap chi tiết như của Cardano (ADA).