Với các nhà đầu tư tham gia vào thị trường tiền điện tử, việc nắm rõ và hiểu kỹ về các thuật ngữ liên quan là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những thuật ngữ được dùng phổ biến nhất trong giao dịch tiền điện tử.
Những tên gọi phổ biến trong giao dịch tiền điện tử
Cryptocurrency: tên gọi chung cho tất cả các loại tiền mã hóa (hay tiền ảo, tiền điện tử) – một dạng tài sản kỹ thuật số được thiết kế như một phương tiện trao đổi có tính bảo mật cao, hoạt động độc lập không dựa trên bất kỳ sự quản lý của bên thứ ba nào.
Fiat: tiền pháp định, là loại tài sản không có giá trị nội tại (giá trị thực), được ban hành theo quy định của chính phủ, thường lưu hành rộng rãi và sử dụng làm vật ngang giá để trao đổi hàng hóa trong phạm vi quốc gia và quốc tế (ví dụ: USD, EUR, VND,…)
Bitcoin (BTC): là đồng tiền điện tử đầu tiên được phát minh ra từ năm 2007 và là đồng coin phổ biến nhất trong thị trường Crypto hiện nay, có giá trị khoảng 13.000 – 15.000 USD ở thời điểm hiện tại.
Altcoin: viết tắt của “Alternative coin”, là tên gọi chung của tất cả các loại tiền mã hóa khác với Bitcoin. Tính tới thời điểm hiện tại đã có khoảng 5400 altcoin được phát minh ra và vận hành trên toàn cầu.
Stablecoin: là đồng coin được gắn vào một tài sản cố định nào đó nhằm ổn định thị trường tiền mã hoá, được hỗ trợ bởi các tài sản mà nó “neo” vào như vàng, tiền pháp định hoặc các loại tiền mã hoá khác. Một số Stablecoin phổ biến hiện nay như Tether (USDT), USD Coin (USDC), Dai (DAI), VND Coin (VNDC).
Token: Là mã tiền điện tử được phát hành dựa trên một nền tảng đã có từ trước đó, sử dụng như một loại tiền tệ. Khác với khái niệm “coin” chỉ loại tài sản hoạt động riêng lẻ và có ví lưu trữ riêng, token có thể được coi là nhiên liệu hoạt động cho một mạng lưới (gas) hay là đơn vị trao đổi trong các ứng dụng (CMT), lưu trữ trên ví của coin và được quy định về phí giao dịch dựa trên nền tảng gốc.
Những thuật ngữ dùng nhiều nhất trong giao dịch tiền điện tử
Transaction: giao dịch, chỉ hoạt động mua và bán giữa các bên tham gia trong thị trường tiền mã hóa nói riêng, trong lĩnh vực tài chính nói chung.
Transaction fee: phí giao dịch, được áp dụng tại một số sàn giao dịch nhất định. Phí này do mỗi sàn giao dịch tự quyết định.
Exchange: sàn giao dịch, nơi tập trung các nhân tố tham gia vào thị trường Crypto như bên mua, bên bán, sản phẩm được giao dịch (các đồng tiền điện tử) hay các bên trung gian khác để diễn ra hoạt động trao đổi.
Mining: đào, là quá trình các miner (thợ đào) sử dụng các siêu máy tính (máy đào) để khai thác tiền điện tử.
KYC: là việc xác minh danh tính được yêu cầu từ phía sàn giao dịch đối với người tham gia, nhằm đảm bảo tính công bằng và sự an toàn cho các tài khoản, thường được thực hiện bằng cách gửi ảnh giấy tờ tùy thân (CMND, CCCD, Hộ chiếu) và chụp ảnh chân dung.
Volume: tổng khối lượng giao dịch của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định (giờ, ngày, tháng,…), bao gồm cả khối lượng bán ra và mua vào, có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh sức mạnh của loại tài sản đó.
All-time High (ATH): thời điểm tài sản nào đó đạt giá cao nhất từ trước tới giờ.
Bull/bullish & Bear/bearish: xu hướng lên và xuống của thị trường. Đây là cách đặt tên xu hướng thị trường theo cách tấn công của các con vật. Bull (con bò) thường tấn công (húc) lên phía trên và Bear (con gấu) thường tấn công (cào) xuống phía dưới. Như vậy, khi thị trường có chiều hướng đi lên, chúng ta gọi đó là thị trường bull/bullish và gọi là thị trường bear/bearish trong trường hợp ngược lại.
Pump & Dump: chỉ những tác động của thị trường lên giá. Pump là đẩy giá lên, hay còn gọi là “bơm giá”. Dump có là đẩy giá xuống, thường là bán tháo tài để rút tiền về.
HODL: viết tắt của cụm “Hold On for Dear Life” (Còn giữ là còn sống), được sử dụng khi nhà đầu tư nhất quyết một giữ tài sản nào đó không bán ra trong một khoảng thời gian nhất định với bất kể giá nào.
FOMO: viết tắt của “Fear of Missing out”, là hội chứng sợ bỏ lỡ cơ hội, thường được dùng để chỉ tâm lý của các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định.
ICO: viết tắt của “Initial Coin Offering”, là lần phát hành đầu tiên một loại token, hay cũng có thể coi là hình thức huy động vốn cho các dự án Cryptocurrency.
Market Cap: vốn hóa thị trường (hay tổng giá trị thị trường của một loại tài sản), được tính bằng giá khớp lệnh gần nhất của một tài sản nhân với tổng số lượng tài sản đó lưu hành trên thị trường (circulating supply).
Sàn giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam
Theo thống kê của Coinmarketcap, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 400 sàn giao dịch. Thông thường, để tham gia đầu tư tiền mã hóa tại các sàn giao dịch trên thế giới, nhà đầu tư phải mua đồng tiền trung gian theo quy định của sàn đó mới có thể giao dịch. Điều này gây ra cản trở về cách thức thanh toán, phí chênh lệch “cắt cổ” và quy trình phức tạp cho người tham gia.
Tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể dễ dàng giao dịch tiền mã hóa qua ứng dụng VNDC Wallet Pro.
Chỉ với 1 thao tác duy nhất tại tính năng “Quy đổi”, nhà đầu tư có thể mua vào/bán ra hơn 40 loại tài sản số “hot” nhất hiện nay (như BTC, ETH, USDT, TOMO,…) với giá tốt nhất thị trường. Ứng dụng cho phép mua VNDC thông qua tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử để quy đổi sang các tài sản số khác dễ dàng. Các thông tin về biến động giá của từng loại tài sản sẽ được cập nhật liên tục hàng giờ tại danh mục Thị trường hoặc Biểu đồ nến. Ngoài cơ hội sinh lời từ hoạt động đầu tư, người dùng ứng dụng còn được trả lãi 3 – 6%/năm khi nắm giữ các tài sản này tại ví VNDC.
(Xem hướng dẫn chi tiết về cách thức mua/bán tiền điện tử tại đây)
Đăng ký tài khoản và cài đặt VNDC Wallet Pro để giao dịch tiền điện tử:
- Dành cho người dùng iOS: Apple Store
- Dành cho người dùng các thiết bị Android khác: Google Play Store
Cập nhật tin tức 24/7 và các kiến thức cốt lõi về thị trường tài chính, thị trường crypto tại đây