Đầu tư vào tài sản số: Chức năng lưu trữ giá trị của tiền điện tử

Đầu tư vào tài sản số: Chức năng lưu trữ giá trị của tiền điện tử

Chức năng lưu trữ giá trị của các loại tài sản như vàng, bạc, đồng ngoại tệ hay bất động sản là tại một thời điểm trong tương lai, bạn có thể an tâm rằng số tài sản bạn sở hữu đó có giá trị trong các giao dịch mua bán. Đây là một trong các chức năng căn bản nhất của tiền tệ mà chúng ta đã quá quen thuộc. Vậy đối với hình thức tài sản mới như các đơn vị tiền điện tử: Bitcoin – BTC, Ethereum – ETC, VNDC Stablecoin,… chúng có thực hiện tốt chức năng này hay không? Chúng ta sẽ cùng phân tích lợi hại của việc đầu tư vào các đơn vị tài sản số này trong thời kỳ chuyển dịch kinh tế hiện tại bằng những thang đánh giá truyền thống trong tài chính.

Định nghĩa: Chức năng lưu trữ giá trị của tài sản là gì?

Nói đơn giản, chức năng lưu trữ giá trị của một loại tài sản được thể hiện qua khả năng giữ nguyên giá trị của nó trong một khoảng thời gian dài. Nếu bạn tích lũy được một lượng nhất định loại tài sản đó, bạn có thể tương đối chắc chắn rằng sau một thời gian giá trị của nó vẫn được đảm bảo nguyên vẹn. Trong nhiều trường hợp, ta cũng hy vọng rằng giá trị của số tài sản được lưu trữ sẽ cao hơn so với ban đầu.

Ví dụ quen thuộc cho một loại tài sản làm tốt chức năng lưu trữ giá trị chính là vàng. Trong lịch sử, dù giá vàng có những biến động nhất định, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng giá trị của vàng về cơ bản vẫn được đảm bảo. Ngược lại, chúng ta từng thấy một số loại vải vóc, đồ điện tử có giá trị rất cao tại một thời điểm trong quá khứ nhưng không còn giữ được giá trị tại thời điểm hiện tại.

Những loại tài sản nào sẽ làm tốt chức năng lưu trữ giá trị?

2 đặc tính của những loại tài sản làm tốt chức năng lưu trữ giá trị
2 đặc tính của những loại tài sản làm tốt chức năng lưu trữ giá trị
  • Một loại tài sản làm tốt chức năng lưu trữ giá trị tất yếu phải bền vững – tức là có thể tích trữ trong thời gian dài mà không hỏng hóc, thất thoát hay thay đổi trạng thái.

Hãy tưởng tượng nếu mình sở hữu 1 tấn gạo. Bản thân gạo vừa có giá trị giao dịch (có thể quy ra các tài sản khác), vừa có giá trị sử dụng (cho việc ăn uống), nhưng gạo để quá lâu tất nhiên sẽ bị hỏng, mốc. Đó là một ví dụ về một loại tài sản không phù hợp cho chức năng lưu trữ giá trị.

  • Tài sản có thể lưu trữ giá trị lâu dài cũng phải đảm bảo yếu tố khan hiếm.

Lại nói về ví dụ tích trữ gạo như một loại tài sản. Cho dù các nhà khoa học có tạo ra một giống gạo không bao giờ hỏng, mốc, chức năng lưu trữ giá trị của loại gạo đó cũng không thể đảm bảo vì ta luôn có thể trồng thêm lúa, tạo ra thêm gạo. Khi thị trường gạo đã bão hòa, chẳng ai cần thêm gạo nữa và tất yếu giá trị của gạo sụt giảm. Một thứ tài sản gần như vô giới hạn sẽ không thể lưu trữ giá trị vì khi có quá nhiều tài sản trong lưu thông, giá trị của tài sản đó sẽ sụt giảm vì cung nhiều hơn cầu.

Chức năng lưu trữ giá trị của tiền điện tử

Qua phần trên, chúng ta phần nào đã hiểu những đặc tính cần có ở một loại tài sản có chức năng lưu trữ giá trị. Vậy các loại tài sản số có đáp ứng được các đặc tính đó hay không?

Chúng ta chắc hẳn đều từng nghe đến những hiểu lầm thường gặp về tiền điện tử: tiền điện tử không cầm nắm, bảo quản trực tiếp được nên chắc hẳn không bền vững, và vì tiền điện tử là một loại tài sản số, có thể tạo ra bao nhiêu tiền điện tử tùy ý và do đó không khan hiếm. Bên cạnh đó, tiền điện tử cũng bị nghi ngại vì bản thân nó chỉ có thể dùng để giao dịch, mua bán chứ không dùng cho việc khác được như vàng (không có giá trị nội tại).

Chúng ta hãy cùng phân tích các nhận định này để hiểu đúng hơn về chức năng lưu trữ giá trị của tiền điện tử:

Tính bền vững của tiền điện tử:

2 cách lưu trữ tiền điện tử
2 cách lưu trữ tiền điện tử

Chúng ta đều biết những loại tài sản được dùng để lưu trữ giá trị truyền thống như vàng, bạc, tiền pháp định (VND, USD,…) đều có thể trữ trong thời gian dài mà hầu như không bị hỏng hóc, tiêu hao. Những nguy cơ thất thoát bao gồm có cháy nổ, mất trộm, và trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện công tác lưu trữ mà là một tổ chức bên ngoài (ngân hàng), việc tổ chức đó vận hành hiệu quả cũng quyết định việc tài sản của bạn có được giữ nguyên vẹn hay không.

Còn đối với tiền điện tử, bạn có nhiều lựa chọn để lưu trữ, được chia thành 2 dạng chính: Ví nóng (ví mềm) và Ví lạnh. Với Ví nóng, bạn có thể sử dụng các ví được cung cấp bởi nhiều tổ chức uy tín trên toàn cầu để giữ tài sản số của bạn trên hệ thống trực tuyến, thuận tiện cho các giao dịch hàng ngày và được bảo vệ an toàn bởi các công nghệ bảo mật hàng đầu. Với Ví lạnh, bạn có thể lưu trữ toàn bộ tài sản của bạn trong một ổ cứng, USB, thậm chí là trên giấy. Về cơ bản, công tác lưu trữ Ví lạnh cũng không khác lưu trữ vàng bạc, tiền giấy, thậm chí còn thuận tiện hơn.

Vậy tiền điện tử cho phép bạn chọn lựa giữa hai hình thức lưu trữ, một trong số đó cũng có cùng nguy cơ mất mát với các loại tài sản truyền thống. Những đặc tính khác có liên quan trực tiếp đến tính bền vững của tiền điện tử như tính cơ động và khả năng chia nhỏ đều tương đương hoặc tốt hơn các đơn vị tiền truyền thống.

Tính khan hiếm của tiền điện tử:

Tiền điện tử cũng là một dữ liệu số, vậy có thể tạo ra bao nhiêu tùy ý đúng không?

Thực ra là không!

Đơn vị tiền điện tử tiên phong và thông dụng nhất, Bitcoin (BTC), đã thành công trong việc định nghĩa tính khan hiếm của tiền tệ điện tử. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại các nguồn tài liệu kỹ thuật, nhưng về cơ bản, chỉ tồn tại tối đa 21 triệu đơn vị Bitcoin trên thế giới. Sau khi khai thác toàn bộ số đó, sẽ không ai có thể tạo ra thêm một BTC nào nữa. Quá trình tạo ra một đơn vị Bitcoin mới, hay còn gọi là “đào coin”, tiêu tốn rất nhiều sức mạnh xử lý của máy tính nên không có ai có thể dễ dàng tạo ra Bitcoin tràn lan.

Bạn cũng có thể thắc mắc, vậy liệu có “Bitcoin giả” hay không? Nếu như một loại tài sản có thể bị sao chép thành công, tính khan hiếm của nó cũng tự động mất đi.

Câu trả lời là: gần như không thể. Bitcoin hoạt động dựa trên nguyên lý phi tập trung, nghĩa là về lý thuyết, không có một đơn vị trung tâm nào quản lý các giao dịch. Thay vào đó, tất cả các bên tham gia giao dịch đều đối chiếu lẫn nhau để đảm bảo tính nhất quán tuyệt đối. Lịch sử giao dịch của mỗi Bitcoin đều công khai với tất cả các bên tham gia giao dịch, do đó nếu ai đó tạo “khống” ra một lượng Bitcoin giả, quá trình đối chiếu sẽ dễ dàng phát hiện ra số Bitcoin đó chưa từng tồn tại và tất nhiên không có giá trị.

Tổng kết lại, Bitcoin chỉ là một ví dụ cho tất cả các đơn vị tiền điện tử khác đang tồn tại trên thị trường. Chúng cũng được thiết kế để đảm bảo tính hữu hạn và phi tập trung – bản thân cha đẻ của chúng cũng hiểu rằng đó là cách duy nhất để tạo ra một loại tài sản bền vững và có giá trị.

Giá trị nội tại của tiền điện tử

So sánh tính chất của 2 loại tín tệ - tiền pháp định và tiền điện tử
Tính chất của 2 loại tín tệ – tiền pháp định và tiền điện tử

Một quan niệm thường thấy về tiền điện tử là: khác với các loại tài sản khác, tiền điện tử không có giá trị gì hết.

Vàng có thể dùng làm trang sức, dùng trong sản xuất,… Kim cương là vật liệu cứng nhất thế giới và được ứng dụng trong công nghiệp. Đó là giá trị nội tại sẵn có của các tài sản này.

Vậy còn tiền tệ pháp lý? Chẳng phải Đô la Mỹ hay Việt Nam Đồng đều chỉ là những tờ giấy vô giá trị hay sao?

Tín tệ (Token Money) đã trở thành chuẩn mực của xã hội hiện đại. Tiền tệ của phần lớn các quốc gia đều là tín tệ và được xây dựng dựa trên chữ “Tín”. Chúng ta tin tưởng vào khả năng quản lý của chính phủ phát hành loại tiền tệ ta sử dụng, và từ đó tin rằng tờ giấy ta cầm có thể trao đổi lấy lượng tài sản, vật chất, sức lao động… tương đương với con số ghi trên đó. Tờ 1 USD có thể đổi lấy số vật chất có giá trị 1 USD. Chính phủ Mỹ sẽ đảm bảo việc này bằng cách phát hành vừa đủ tiền trên thị trường để duy trì tính khan hiếm và không để xảy ra chuyện lượng tiền mà xã hội sở hữu vượt khỏi lượng tài sản, vật chất, sức lao động thực tế mà xã hội đó có. Hiện tượng này gọi là lạm phát.

Dựa trên cơ sở này, tiền điện tử cũng là một dạng tín tệ. Thay vì đặt niềm tin ở các định chế tài chính và các bộ máy nhà nước, bạn đang đặt niềm tin vào hàng triệu người đang tham gia giao dịch và sở hữu cùng đơn vị tài sản số. Điểm khác biệt lớn nhất chính là mức độ phi tập trung: với tiền điện tử, chúng ta không cần phải tin tưởng vào một bộ máy bên trên quản lý mọi thứ. Không có ai in thêm hay thu hồi số tiền được lưu thông, giá trị của tiền điện tử do đó được quyết định bởi chính những người sử dụng. Đây cũng là lí do biến động về giá của tiền điện tử cao hơn các loại tiền tệ khác.

Lời kết

Tiền điện tử vẫn còn là một loại tiền tệ tương đối mới mẻ trong xã hội, và sự nghi ngại của mọi người về nó cũng là một phản ứng dễ hiểu. Tuy nhiên, giá trị lưu trữ của tiền điện tử đã được chứng minh nhiều lần bằng những lập luận thuyết phục – trong một xã hội ngày một gắn liền với công nghệ thông tin, tiền tệ điện tử và các tài sản số khác là hướng phát triển tất yếu.

Đối với những người bắt đầu với tiền điện tử, Stablecoin là loại tài sản số phù hợp để bắt đầu do kết nối được ưu thế của tiền tệ truyền thống và tiền điện tử. Thay vì quy định giá trị theo cơ sở của các loại tiền điện tử khác, giá trị của Stablecoin được neo bởi một đồng tiền pháp định cụ thể và được đảm bảo bởi số tài sản tương đương. Tại Việt Nam, VNDC là đại diện Stablecoin đầu tiên và đến nay, VNDC đã trở thành Stablecoin phổ biến thứ 2 trên thế giới về số lượng người sở hữu, chỉ sau Tether (USDT).

Để có được những lợi thế của tiền điện tử trong khi vẫn đảm bảo giá trị ổn định của tài sản với tỷ giá đảm bảo 1 VNDC = 1 VND, bạn có thể sở hữu VNDC ngay bây giờ bằng cách đăng ký tài khoản và sử dụng ứng dụng VNDC Wallet trên điện thoại thông minh tại: Apple Store (top 4 ứng dụng tài chính phổ biến tại Việt Nam) và Google Play Store.

VNDC hiện đang cung cấp chương trình Staking Daily: với số dư trong tài khoản chỉ từ 10,000 VNDC bạn đã có thể nhận lãi hàng ngày với lãi suất lên tới 12.79%/năm, lợi nhuận tính theo lũy kế và phí nạp rút VNDC là 0 đồng.